
Bọ trĩ trên dưa lưới và phương pháp kiểm soát
Bọ trĩ có thể nói là côn trùng đáng sợ nhất đối với người trồng dưa lưới. Với vòng đời ngắn (khoảng 3 tuần), đẻ 8 – 10 lứa/năm, kháng thuốc mạnh nên việc dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bọ trĩ chưa thật sự hiệu quả.
Bọ trĩ thường đẻ trứng trong lá non. Trứng thường nở sau 3 – 5 ngày, nhưng khi gặp điều kiện ẩm, lạnh trứng có thể nở sau nhiều tháng.
Một số nhà màng mới lần đầu trồng dưa lưới đã bị bọ trĩ với mật độ rất lớn từ lúc mới trồng. Chúng đã có ngay trong vườn hay chúng tự tìm?
Nếu bọ trĩ tự đến thì chúng cần thời gian để gia tăng số lượng.
Nếu bọ trĩ đã có sẵn ngay trong vườn thì chúng phải có nguồn thức ăn. Điều đáng nói là có những vườn nằm phơi nắng, mưa cả năm trời khi vừa xuống giống lại xuất hiện bọ trĩ.
Có khả năng bọ trĩ được con người mang vào nhà màng qua các loại phân chuồng chưa được ủ hoai, phân trùn chưa được chín. Mầm bệnh khảm, nấm bệnh, hoặc trứng, ấu trùng của bọ trĩ còn tồn tại trong phân bón. Khi ta bón lót, ấu trùng trứng gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm và môi trường => nở và phát triển nhanh chống.

Diệt bọ trĩ không hết, chúng ta chuyển sang diệt virus. Diệt virus còn khó gấp nhiều lần. Virus chỉ là một đoạn DNA, RNA nhỏ không có cấu tạo tế bào như vi khuẩn, nấm. Diệt virus đồng nghĩa với việc phải loại DNA, RNA ra khỏi tế bào thực vật. Và càng khó hơn khi làm việc đó thành công mà không để lại dư lượng hóa chất trong tế bào thực vật.
Một số phương pháp kiểm soát bọ trĩ không dùng thuốc BVTV:
- Trồng cây dẫn dụ bọ trĩ: hoa cúc, hướng dương, vạn thọ, hoa hồng,… Vạn thọ thường được dùng nhiều hơn vì giá thành rẻ, dễ trồng. Có thể trồng ngoài hoặc trồng chậu trong nhà màng. Thay chậu hoa dẫn dụ mới khi mật độ bọ trĩ/chậu hoa trong nhà màng cao.
- Trồng cây xua đuổi: trồng sả quanh nhà màng, trồng rau húng, trồng bạc hà mint trong hoặc ngoài nhà màng.
- Dùng thiên địch: nhện bắt mồi Neoseiulus cucumeris, bọ xít bắt mồi Orius laevigatus, Orius insidiosus,…
HUỲNH VŨ
Responses